Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn trọng khoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn trọng khoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

SỨC MẠNG CỦA MẠNG XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÊN MIỀN

SỨC MẠNG CỦA MẠNG XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÊN MIỀN


Mạng xã hội


Có ý kiến cho rằng, trong thời thịnh trị của mạng xã hội, tên miền “không có cửa" trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng, mang lại hiệu quả bằng sự xuất hiện của cá nhân, doanh nghiệp trên các mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm. Tuy nhiên, những gì đã và đang xảy ra từ Internet nói chung và Mạng xã hội & Tên miền nói riêng đang là vấn đề thật sự đau đầu cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp,…

Mạng xã hội
Sự lớn mạnh của nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt, Internet ra đời đã làm thay đổi cuộc sống và cách thức làm việc của con người. Thật khó có thể tưởng tượng thế giới này sẽ như thế nào nếu thiếu Internet. Sức mạnh của Internet, đặc biệt là sự thống lĩnh của nhiều thương hiệu số trên thế giới đã tác động lớn đến kinh tế toàn cầu, khiến chúng ta thay đổi cách nghĩ về thương hiệu. Trong những năm gần đây, từ "Thương hiệu" luôn xuất hiện trong các chủ đề liên quan đến lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, bản quyền và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Một thương hiệu trong thời đại số thường bắt đầu từ tên miền. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam hiểu được sâu xa những giá trị hữu hình và vô hình của tên miền (Tiếng Anh: Domain Name) thật sự chưa nhiều, cho dù Internet đã xuất hiện tại Việt Nam trong những năm giữa thập kỉ 90. Và với sự lên ngôi của mạng xã hội, có hiện tượng nhiều cá nhân, doanh nghiệp băn khoăn lựa chọn giữa việc sở hữu tên miền và xây dựng website hay chỉ cần xuất hiện trên mạng xã hội.

Hai anh khổng lồ
Theo báo cáo về tình hình Internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùng Internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN.  Với 16,1 triệu người dùng Internet mỗi tháng, Việt Nam hiện đang là quốc gia có lượng người dùng Internet đông nhất tại khu vực Đông Nam Á, bỏ xa quốc gia đứng thứ 2 là Indonesia với 13,9 triệu người dùng và thứ 3 là Malaysia với 12 triệu người dùng.

Internet Đông Nam Á

Cách đây hơn 8 năm, mạng xã hội là một khái niệm xa lạ, chưa tạo được sự “quyến rũ”, chú ý với người dùng internet tại Việt Nam. Nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của Facebook và một số trang mạng xã hội do các công ty của Việt Nam lập ra dựa trên những cái hay của “người đi trước”, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của những cư dân mạng mang quốc tịch Việt Nam, đến tháng 8/2013, tại Việt Nam đã có 19,6 triệu người dùng Facebook, chiếm 21,42% dân số và chiếm tới 71,4% người sử dụng Internet. Số lượng thành viên của các mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, gia tăng mỗi ngày với tốc độ khủng khiếp cho thấy sự lên ngôi của cái gọi là mạng xã hội ảo. Mark Zuckerberg và các cộng sự đã "đọc" và hiểu quá rõ hành vi của con người trong thế giới trực tuyến nên họ đã lập ra một “quốc gia” với hơn 1,2 tỷ dân đang sống khắp toàn cầu sau 10 năm xuất hiện. Những tiện ích đơn giản nhưng vô cùng thiết thực của Facebook đã làm mê hoặc những “con nghiện” trong thế giới trực tuyến.

Ngày xưa đó
Tính đến thời điểm tháng 11/2013, nghiên cứu từ công ty nghiên cứu thị trường eMarketer cho biết, hiện đang có khoảng 1,6 tỉ người trên thế giới sử dụng mạng xã hội, tăng 14,2% so với thời điểm 1 năm trước đó. Số liệu từ eMarketer cho biết, lượng người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu hiện nay chiếm khoảng 22% tổng dân số toàn cầu. Số người này đăng nhập vào các trang mạng xã hội ít nhất 1 lần/tháng trong năm 2013. Theo nghiên cứu của eMarketer, con số người dùng mạng xã hội trong năm nay đã tăng 14.2% so với cùng thời điểm này năm ngoái. Dự báo, đến năm 2017, lượng người truy cập mạng xã hội hàng tháng sẽ tăng lên 2,33 tỉ người. Nghiên cứu do eMarketer tiến hành cho biết thêm, Hà Lan là quốc gia có số người sử dụng mạng xã hội cao nhất trong năm nay với tỉ lệ 63,5% dân số. Đứng thứ 2 là Na Uy với 63,3%, tiếp theo là Thụy Điển (56,4%), Hàn Quốc(54,4%), Đan Mạch (53,3%), Mỹ (51,7%) và Phần Lan (51,3%). Canada vởi tỉ lệ người dùng mạng xã hội là 51,2% và ở Anh là 50,2% cũng nằm trong danh sách những quốc gia có người dùng mạng xã hội nhiều nhất.

Hiện tại
Không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà mạng mạng xã hội đã mang đến cho cư dân ảo. Trong thời thịnh trị của mạng xã hội, nhiều người dùng Internet đã tự tin khẳng định rằng tên miền “không có cửa" trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng, mang lại hiệu quả bằng sự xuất hiện của cá nhân, doanh nghiệp trên các mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm. Từ đó, nhiều người mải mê chạy theo "anh chàng" mạng xã hội dẫn đến việc vô tình "bỏ rơi" những giá trị và “sứ mệnh mang tính vĩnh cửu” vốn có của tên miền. Để rồi sau đó, khi bất chợt đối diện với những vấn đề liên quan đến tranh chấp bản quyền thương hiệu, khi muốn khẳng định sự có mặt của mình trên Internet, họ mới sực nhớ đến việc cần đăng ký tên miền đúng "họ và tên" của cá nhân, doanh nghiệp... thì chúng đã thuộc sở hữu của người khác. Hệ lụy là, họ phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để đi “xin lại” cái tài sản vốn là của chính mình, và nhiều lúc sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để “chuộc lại” nhưng vẫn không được.

Không bỏ được

Không ý thức được giá trị to lớn, sức mạnh của tên miền chính là “điểm chết” mà các doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam đang đối diện. Hơn thế nữa, vì chưa thấy hết được hoặc quá coi thường giá trị của tên miền nên bất chấp nhiều cảnh báo từ các đơn vị cấp phát, nghiên cứu về tên miền, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến bản sắc thương hiệu của mình trên Internet. Tên miền là cánh cửa đầu tiên để truy cập vào thế giới internet. Website của bạn có thể bị bắt chước ngay khi nó mới ra đời nhưng tên miền là hằng số, nó định danh thương hiệu, uy tín cá nhân, doanh nghiệp của bạn.


Mỗi các nhân, doanh nghiệp, tổ chức đều có tên gọi riêng và chúng cần được đăng ký tên miền để có thể trở thành thương hiệu nổi tiếng.

Trong kỷ nguyên số thì tên miền là “người đại diện” cho chính bạn, thay mặt bạn để quảng bá hình ảnh thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của bạn ra khắp thế giới với chi phí thấp nhất nhưng mang lại nhiều hiệu quả cao hơn bạn mong muốn. Từ đó, thương hiệu của bạn mỗi ngày một lớn mạnh mà không phải tốn nhiều tiền cho khoản ngân sách tiếp thị và truyền thông. Vì thế, để có những  mối quan hệ ngoài xã hội bền vững, thăng tiến trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống, ngay từ bây giờ, bạn nên nhanh chân đi đăng ký tên miền đúng như tên doanh nghiệp, các dịch vụ kinh doanh, sản phẩm của bạn và không nên suy nghĩ chỉ “làm bạn” với các mạng xã hội. Bởi vì, không ai đảm bảo tài khoản của bạn trên các mạng xã hội không bị đánh cắp hoặc bị khóa bởi những lí do bạn không thể biết trước được. Mặt khác, mạng xã hội giống như quảng trường, tuy rộng rãi thoảng mát, có thể gặp gỡ nhiều người nhưng cuối cùng, bạn cũng phải trở về ngôi nhà đích thực của bạn, đó là website.

Sở hữu cho cá nhân, doanh nghiệp của bạn tên miền chính danh là cách an toàn và hiệu quả nhất để bạn đạt được thành công trên internet. Nếu bạn muốn phát triển kinh doanh liên quan đến thế giới Internet, bạn nên “ưu tiên” nghĩ đến và đăng ký tên miền trước khi bước vào địa hạt thương mại điện tử (E-commerce).

Cá nhân
*Tên miền (Domain Name) là định danh của website trên Internet. Tên miền thường gắn với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được ưu tiên cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước. Nên đăng ký bao vây các tên miền trùng tên với nhãn hiệu, thương hiệu, dự án,…Việc đăng ký tên miền rất quan trọng và cần thiết giúp chủ sở hữu tên miền có thể xây dựng website phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu với chi phí tiết kiệm tối đa; tạo hệ thống E-mail trao đổi công việc thể hiện tính chuyên nghiệp, riêng tư.

Nguyễn Trọng Khoa

Nguyễn Trọng Khoa
*Ghi chú: Bài viết này được viết cách đây 3 năm, 08/2011. Hôm nay, mình chỉnh sửa và bổ sung những gì xảy ra gần đây nhất mang tính chia sẻ kiến thức cho bạn bè và những ai quan tâm đến lĩnh vực Internet nói chung. Chân thành cảm ơn các Nguồn liên quan đến hình ảnh và số liệu được sử dụng trong bài viết để giúp người đọc tham khảo và có thêm kiến thức. Chúc các bạn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.



(Sài Gòn, 12/04/2014)



Phan Ngọc Lợi chia sẻ



Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

NGUYỄN TRỌNG KHOA TÔI KHÔNG PHẢI LÀ ÔNG TRÙM TÊN MIỀN

NGUYỄN TRỌNG KHOA TÔI KHÔNG PHẢI LÀ ÔNG TRÙM TÊN MIỀN



Nguyễn Trọng Khoa


Nguyễn Trọng Khoa: Tôi không phải là ông trùm tên miền

Nguyễn Trọng Khoa

Ngành đầu tư tên miền (domain) tại Việt Nam đang nhận được rất nhiều quan tâm trong thời gian vừa qua. Vậy ngành này có gì hay? Đầu tư như thế nào? Làm sao để thành công trong đầu tư domain? … Gặp anh Nguyễn Trọng  Khoa những ngày đầu năm 2014 để có những cái nhìn thực sự từ người trong cuộc. TheBusiness.vn rất cám ơn anh đã đồng ý chia sẻ khá nhiều thông tin về ngành đầu tư domain tại Việt Nam 



Chào anh, câu hỏi đầu tiên TheBusiness.vn muốn hỏi  anh là có rất nhiều ngành nghề khác trong lĩnh vực CNTT như phần mềm, thương mại điện tử, design…. Tại sao anh không chọn những ngành đó mà lại chọn đầu tư domain?



Đây là một cơ duyên, tôi rất thích Internet, lại không giỏi về kĩ thuật, tôi lại chuyên về marketing, truyền thông… Do đó, tôi hiểu rõ sức mạnh của internet và phát hiện rất nhiều cơ hội trên đây. Mà trên internet thì cái tên là cực kì quan trọng để có thể kiếm được rất nhiều tiền cũng như mất rất nhiều tiền từ nó. Tôi phát hiện ra một biển trời cơ hội với vô số các thương hiệu & doanh nghiệp chưa nhận thức được đầy đủ về cái tên ấy và có vô số lỗ hổng trong việc đi đăng kí domain cho doanh nghiệp mình. Do đó, tôi bắt đầu bỏ tiền cá nhân ra để đầu tư và đam mê theo đuổi nó đến giờ. Tính ra thì cũng đã 03 năm.


Ngoài ra, tôi thấy được rằng domain là một dạng tài nguyên trên internet, và nó cũng là dạng tài nguyên có giới hạn. Nó sẽ vô cùng có giá trị với những người sở hữu hiểu rõ tầm quan trọng của nó.


Cuối cùng là vì tôi bị thúc đẩy bởi việc cần hành động để bảo vệ những domain liên quan đến quốc gia, doanh nghiệp. Tôi muốn vừa kinh doanh và vừa cho tặng những domain giá trị mình sở hữu.




Đánh giá của anh về ngành đầu tư domain tại Việt Nam như thế nào?



Đây là một ngành kinh doanh rất trẻ tại Việt Nam, tiềm năng  & cơ hội đầu tư còn rất lớn. Mặc dù tôi là một trong số những cá nhân đi đầu tư từ khá lâu trong ngành này nhưng xét về độ trưởng thành và phát triển của ngành này thì thật là trẻ.


Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn bởi những thông tin trên báo chí rằng tôi là ông trùm ngành này. Tôi không phải là ông trùm gì cả. Tôi chỉ là một cá nhân dường như là khá nỗi bật mà thôi. Có những người đi trước tôi rất lâu, cũng có những công ty chuyên đầu tư tên miền luôn. Họ mới là những thành phần sở hữu số lượng domain rất khủng với tiềm lực tài chính hỗ trợ là rất lớn. Đa phần là hoạt động theo dạng ẩn danh, chỉ những người trong ngành thì mới biết được.


Một phần vì tôi xuất phát điểm vẫn còn trễ so với họ, phần vì tiềm lực tài chính không đủ mạnh như họ, do đó, tôi chọn riêng cho mình là chuyên đầu tư cho domain Thương Hiệu (Domain Names) mà thôi.



Nhưng công chúng thường hay thấy anh hay cho tặng những domain liên quan đến các địa danh du lịch, danh lam thắng cảnh của đất nước, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… ?



Đối với những domain địa danh du lịch trên, đa phần tôi mua xong là để tặng cho ngành du lịch Việt Nam. Tôi muốn tặng cho từng tỉnh thành trong đất nước những domain liên quan đến ngành du lịch địa phương.


Còn về domain Hoàng Sa & Trường Sa, tôi mua xong và tặng vì tự ý thức trách nhiệm  công dân của một nhà đầu tư tên miền Việt Nam. Tôi nghĩ đến viễn cảnh những cá nhân hay tổ chức nước ngoài có thể gây nguy hại gì cho Hoàng Sa và Trường Sa nếu họ sở hữu những domain đó. Không nói đâu xa, cứ giả sử Trung Quốc sở hữu những domain đó, xây dựng lên website và tuyên truyền không đúng về chủ quyền với 02 quần đảo đó thì hậu quả tệ đến mức nào? Lúc đó, có tiền tỷ cũng chưa chắc cứu được tình hình. Vì luật sở hữu domain phải theo luật quốc tế. Domain .vn chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng domain quốc tế mà thôi.



Theo anh thì có khoảng bao nhiêu nhà đầu tư domain (dạng cá nhân/ tổ chức) đang hoạt động tại Việt Nam?



Theo hiểu biết của tôi thì khoảng 500-600 cá nhân/ tổ chức.



Kinh doanh domain có cần phải có nhiều tiền không thưa anh?



Trước tiên thì ngành đầu tư này cần khá nhiều tiền. Tùy thuộc vào việc bạn cân đối dòng tiền của mình và hoạch định mình muốn sở hữu bao nhiêu domain. Thứ hai là bạn cũng phải hoạch định nguồn thu nhập của mình để có thể tồn tại và chờ đợi thành công đến gõ cửa.


Lý do cần nhiều tiền là vì thế giới đam mê này rất là ghê gớm. Một khi bạn thấy cơ hội đầu tư thì bạn sẽ không bao giờ muốn cơ hội trôi qua. Và như thế thì tiền sẽ ra hết khỏi ví bạn lúc nào không hay. Cứ mỗi khi bạn nhận được thông báo gia hạn domain là bạn muốn bạc đầu rồi. Bạn sẽ gặp stress cực kì nặng nề và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân rất nhiều. Đây là một môn rất cô đơn, rất cô độc. Nhiều khi bạn phải đi ngược dòng thị trường và hứng chịu việc mọi người nhìn nhận bản thân mình một cách khắc nghiệt.

Tuy nhiên, đến lúc thị trường biến chuyển tốt, những người nắm giữ và đi đầu ngành này sẽ nắm giữ những cơ hội & quyền lực rất lớn.



Thành công nào là lớn nhất trong các giao dịch của anh suốt 03 năm qua? Anh có thể cho ví dụ cụ thể được không?



Đó là tôi đã cho tặng rất nhiều domain có ý nghĩa liên quan đến du lịch Việt Nam, Hoàng Sa – Trường Sa, tôi coi đó là thành công lớn nhất. Có nhiều nhà đầu tư khác cũng đầu tư domain nhưng không làm những việc giống như tôi.


Ngoài ra, tôi còn có cơ hội kết bạn với khá nhiều giám đốc và ông chủ/ bà chủ của những tập đoàn lớn, những người giàu có tại Việt Nam liên quan đến những domain tôi sở hữu. Đa phần là tôi cho tặng những domain này để có những cơ hội làm việc khác. Nhiều khi cơ hội giá trị hơn nếu tôi bán những domain này.


Cuối cùng là việc mọi người nhìn nhận về cái tên Nguyễn Trọng Khoa trong việc họ gắn liền với ngành đầu tư domain tại Việt Nam. Đó là thành công về mặt thương hiệu và nhân hiệu.



Hình ảnh Nguyễn Trọng Khoa gặp Frank Schilling (Một nhà đầu tư tên miền quốc tế nỗi tiếng thế giới) tại Hội nghị NamesCon - Hoa Kì. Tại đây, anh đã tặng cho Frank bức tranh gạo hình bản đồ, cảnh vật, áo dài Việt Nam. Frank rất vui khi nhận được món quà đặc biệt này và mang về đặt trong văn phòng làm việc của anh ấy. Đây là cách quảng bá hình ảnh đất nước, con người của Trọng Khoa.


Những hướng nào có thể phát triển trong ngành đầu tư domain thưa anh?



Nó tùy thuộc vào định hướng và chiến lược của mỗi nhà đầu tư domain. 


Có người chọn đầu tư theo từ khóa_họ là những nhà đầu khởi đầu từ rất sớm và đầu tư những từ khóa có thể khai thác thương mại. Đa phần họ đầu tư vào khoảng những năm 2006, khi domain .vn chính thức được phát hành một cách đồng loạt. Họ sở hữu nhiều domain có giá trị và tiềm lực tài chính là rất mạnh mẽ. Đa phần họ hoạt động ẩn danh

Có người lại chọn đầu tư domain thương hiệu, giống như tôi. Đầu tư domain thương hiệu thì bạn phải va chạm rất nhiều. Bạn thường xuyên dính đến pháp lý, luật sư và những thông tin không tốt vì bản thân thương hiệu và doanh nghiệp có những sức mạnh và thế lực riêng của họ. Luật sư của họ có thể kiện bạn ra tòa và cướp tất cả công sức của bạn nếu bạn không đủ bản lĩnh và hiểu biết tường tận về domain và pháp lý liên quan đến domain.


Có người lại chọn đầu tư domain, nhưng họ lại dùng domain, xây dựng lên website để kinh doanh và thu lợi nhuận từ chính hoạt động kinh doanh đó. Không nhất thiết là đầu tư domain là phải mua xong và chờ cơ hội bán lại domain. Thế giới internet chứa đựng rất nhiều cơ hội cho bạn để kiếm tiền. Vấn đề là bạn cần phải hiểu rõ luật chơi và có đam mê với nó. Với đam mê ấy, bạn có thể thất bại nhưng rồi bạn sẽ khám phá rất nhiều bài học và thành công từ những thất bại ấy.


Ngoài ra còn có nhiều hình thức đầu tư khác, ví dụ khi ta sở hữu domain có thể kinh doanh, ta có thể làm đại lý bán hàng cho những thương hiệu của ngành đó… 


Cuối cùng là có người chọn đầu tư domain theo kiểu chụp giật, họ mua domain và vì áp lực tài chính…họ làm đủ mọi chiêu trò để có thể bán domain bằng mọi giá.



Tôi luôn khuyên những bạn trẻ là nên đầu tư theo hướng hãy khai thác lợi thế kinh doanh từ chính domain bạn đang sở hữu vì nó rất tốt và rất tiềm năng. Trong những năm tới, tôi cũng sẽ tập trung một phần vào hướng đầu tư này.




Theo anh thì những thách thức nào sẽ ngăn cản sự phát triển của ngành đầu tư domain tại Việt Nam?



Đa phần thì mọi người đều có một nhận thức chưa thật sự đúng đắn và tốt đẹp về những người đầu tư domain. Đây là một thách thức cực lớn. Nhưng cũng phải thông cảm cho họ vì thị trường cho ngành này còn khá non trẻ. Phải có thời gian để mọi người nhìn nhận đúng về ngành và những cá nhân hoạt động trong ngành. Lúc đó, bạn sẽ không còn nghe những thông tin kiểu như “Anh A tống tiền công ty X vì domain abc.com….”


Một cản lực nữa là hệ thống pháp luật về domain và kinh doanh domain tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Thực sự thì Nghị định 72/2013/NĐ-CP  đã có hiệu lực về việc cho phép mua bán tên miền nhưng tại Việt Nam thì phải chờ thêm thông tư hướng dẫn cụ thể để thực thi. Điều này làm cho những nhà đầu tư đa phần là hoạt động ẩn danh và Nhà nước thất thu về thuế rất nhiều. Nói chung là môi trường pháp lý còn nhiều vấn đề lắm.





Báo chí & Truyền thông nói về anh khá nhiều thông tin không tốt. Như  vụ domain legnedeecoffee.com liên quan đến thương hiệu café cao cấp của tập đoàn Trung Nguyên, vụ bộ 04 domain liên quan đến tập đoàn EuroWindow cụ thế là: eurowindowholding.com, eurowindowholding.net, eurowindowholding.vn, eurowindowholding.com.vn … Trước đây, anh cũng đã từng dính dáng tới những vụ lùm xùm khác như việc CEO Facebook đến Việt Nam  là để gặp anh… 


Vậy đối diện với nhiều thông tin không tốt về hoạt động kinh doanh như thế, công việc của anh có ảnh hưởng nhiều không? 

 

Toàn bộ những thông tin trên đa phần là báo chí & truyền thông cố tình làm lớn chuyện, giật tít, câu view … Tất nhiên tôi cũng có vài phát ngôn gây sốc và những hành động liên quan đến sự việc, nhưng không giống như báo chí đã viết. Nếu ai kinh doanh domain chuyên nghiệp sẽ hiểu những hành động của tôi. Các công ty & tập đoàn của Việt Nam chưa nhận thức rõ & đầy đủ về sức mạnh & giá trị của domain ảnh hướng đến thương hiệu công ty của họ như thế nào? Tôi chẳng qua chỉ là người phát hiện ra cơ hội và sở hữu cơ hội sở hữu những domain đó. Và tôi là một nhà đầu tư tên miền, nên tôi có quyền bán hàng hóa (là tên miền) do mình sở hữu. Tôi làm việc hoàn toàn đúng luật. Nếu tôi làm sai thì chắc bây giờ không còn ngồi đây để nói chuyện rồi (cười). 

Xét ở một khía cạnh nào đó, tôi đang làm những việc nhằm giúp những thương hiệu, công ty, tập đoàn nhận thấy lỗ hổng của mình để sữa chữa. Và tôi nắm giữ cơ hội để sữa chữa lổ hổng đó nên tôi đáng nhận được phần thưởng bằng việc ra những mức giá để họ có cơ hội lấy lại domain đó. Mọi người hay nhìn nhận tôi là đang tống tiền mà không thử đặt suy nghĩ nếu những domain đó rơi vào tay những nhà đầu tư tên miền quốc tế khác thì liệu rằng kết quả sẽ như thế nào. Domain bkav.com là một ví dụ điển hình cho chuyện này. 


Còn về góc độ ảnh hưởng đến công việc hay không thì tôi khẳng định là có ảnh hưởng, ảnh hưởng rất nhiều, nhưng đó là những ảnh hưởng rất tốt đến việc kinh doanh của tôi. Mọi người biết đến tôi nhiều hơn về việc kinh doanh domain. Tuy nhiên, về góc cạnh cuộc sống, tôi bị ảnh hưởng khá nặng nề, đặc biệt là về phía gia đình. Nhưng đó là cái giá cho sự đam mê nếu bạn kinh doanh ngành này. Ngành này rất “cô độc”

 

Xin cám ơn anh. Chúc anh năm mới nhiều sức khỏe và thành công !




Phan Ngọc Lợi chia sẻ Vĩnh Nghi/ TheBusiness.vn


Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG VUA TÊN MIỀN

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG VUA TÊN MIỀN


Nguyễn Trọng Khoa
Chủ tịch Vietnam Domainer Club, Chuyên gia tư vấn chiến lược marketing, tên miền và thương hiệu số. Anh có hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực Quảng cáo & Tiếp thị và là Nhà đầu tư tên miền chuyên nghiệp tại  TP. HCM.

Nguyễn Trọng Khoa

Chia sẻ của Nguyễn Trọng Khoa:


Sự lớn mạnh của nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt, internet ra đời đã làm thay đổi cuộc sống và cách thức làm việc của con người. Thật khó có thể tưởng tượng thế giới này sẽ như thế nào nếu thiếu internet. Sức mạnh của internet, đặc biệt là sự thống lĩnh của nhiều thương hiệu số trên thế giới đã tác động lớn đến kinh tế toàn cầu, khiến chúng ta thay đổi cách nghĩ về thương hiệu. Trong những năm gần đây, từ thương hiệu luôn xuất hiện trong các chủ đề liên quan đến lĩnh vực truyền thông, tiếp thị, bản quyền và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Một thương hiệu trong thời đại số thường bắt đầu từ tên miền. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam hiểu được sâu xa những giá trị hữu hình và vô hình của tên miền (domain) thật sự chưa nhiều, cho dù internet đã xuất hiện tại Việt Nam trong những năm giữa thập kỉ 90. Và với sự lên ngôi của mạng xã hội, có hiện tượng nhiều cá nhân, doanh nghiệp băn khoăn lựa chọn giữa việc sở hữu một tên miền trỏ về website hay chỉ cần xuất hiện trên mạng xã hội.


Nguyễn Trọng Khoa
Không thể phủ nhận những giá trị to lớn mà mạng mạng xã hội đã mang đến cho "cư dân trong thế giới ảo nhưng mà thật và đôi lúc thật nhưng mà ảo". Trong thời thịnh trị của mạng xã hội, nhiều người dùng internet đã tự tin khẳng định rằng tên miền “không có cửa" trong việc tạo ra tầm ảnh hưởng, mang lại hiệu quả bằng sự xuất hiện của cá nhân, doanh nghiệp trên các mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm. Từ đó, nhiều người mải mê chạy theo "anh chàng" mạng xã hội dẫn đến việc vô tình "bỏ rơi" những giá trị và “sứ mệnh mang tính vĩnh cửu” vốn có của tên miền. Để rồi sau đó, khi bất chợt đối diện với những vấn đề liên quan đến tranh chấp bản quyền thương hiệu, khi muốn khẳng định sự có mặt của mình trên internet, họ mới sực nhớ đến việc cần đăng ký tên miền đúng "họ và tên" của cá nhân, doanh nghiệp...thì chúng đã thuộc sở hữu của người khác. Hệ lụy là, họ phải mất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để đi mua lại cái tài sản vốn là của chính mình, và nhiều lúc sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để “chuộc lại” nhưng vẫn không được.

Nguyễn Trọng Khoa
Không ý thức được giá trị to lớn, sức mạnh của tên miền chính là “điểm chết” mà các doanh nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam đang đối diện. Hơn thế nữa, vì chưa thấy hết được hoặc quá coi thường giá trị của tên miền nên bất chấp nhiều cảnh báo từ các đơn vị cấp phát, nghiên cứu về tên miền, nhiều cá nhân, doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến bản sắc thương hiệu của mình trên internet. Tên miền là cánh cửa đầu tiên để truy cập vào thế giới internet. Website của bạn có thể bị bắt chước ngay khi nó mới ra đời nhưng tên miền là hằng số, nó định danh thương hiệu, uy tín cá nhân, doanh nghiệp của bạn.


Nguyễn Trọng Khoa

Mỗi các nhân, doanh nghiệp, tổ chức đều có tên gọi riêng và chúng cần được đăng ký tên miền để có thể trở thành thương hiệu nổi tiếng. Trong kỷ nguyên số thì tên miền là “người đại diện” cho chính bạn, thay mặt bạn để quảng bá hình ảnh thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của bạn ra khắp thế giới với chi phí thấp nhất nhưng mang lại nhiều hiệu quả cao hơn bạn mong muốn. Từ đó, thương hiệu của bạn mỗi ngày một lớn mạnh mà không phải tốn nhiều tiền cho khoản ngân sách tiếp thị và truyền thông. Vì thế, để có những  mối quan hệ ngoài xã hội bền vững, thăng tiến trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống, ngay từ bây giờ, bạn nên nhanh chân đi đăng ký tên miền đúng như tên doanh nghiệp, các dịch vụ kinh doanh, sản phẩm của bạn và không nên suy nghĩ chỉ “làm bạn” với các mạng xã hội. Bởi vì, không ai đảm bảo tài khoản của bạn trên các mạng xã hội không bị đánh cắp hoặc bị khóa bởi những lí do bạn không thể biết trước được. Mặt khác, mạng xã hội giống như quảng trường, tuy rộng rãi thoảng mát, có thể gặp gỡ nhiều người nhưng cuối cùng, bạn cũng phải trở về ngôi nhà đích thực của bạn, đó là website.



Sở hữu cho cá nhân, doanh nghiệp của bạn tên miền chính danh là cách an toàn và hiệu quả nhất để bạn đạt được thành công trên internet. Nếu bạn muốn phát triển kinh doanh liên quan đến thế giới internet, bạn nên “ưu tiên” nghĩ đến và đăng ký tên miền trước khi bước vào địa hạt thương mại điện tử (E-commerce).

Nguyễn Trọng Khoa
Phan Ngọc Lợi chia sẻ

Phan Ngọc Lợi chia sẻ sukien.net

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

MỘT BỨC THƯ VÔ CÙNG LINH NGHIỆM

MỘT BỨC THƯ VÔ CÙNG LINH NGHIỆM


  Bạn hãy xem xong rồi forward đi cho những người bạn của bạn, bạn sẽ hạnh phúc cả mấy kiếp người! 

 Một bức thư vô cùng linh nghiệm

Đừng bao giờ từ bỏ những người bạn bạn đã yêu thương! 

Hãy gửi câu chuyện này tới mỗi người bạn bạn đã từng tiếp xúc trong cuộc đời này, trong 96 tiếng đồng hồ bạn nhất định phải gửi đi nhé! 


Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực 100% như thế này: Có một người vì muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng.


Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi nó bị đóng vào tường bởi một chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú quan sát chiếc đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước.


Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ? Chú thạch sùng này đã mặc kẹt trên tường mà vẫn sống được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì mười năm qua? Anh ta quyết định chưa sửa công trình của mình vội, muốn quan sát xem chú thạch sùng này đã ăn gì? Anh muốn nghiên cứ tìm hiểu xem sao.


Một lát sau, không biết từ đầu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tôi nghe xong thấy xúc động vô cùng và thực sự cũng không nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa.


Các bạn ạ, cùng với sự phổ cập của máy tính trong xã hội con người, tốc độ những thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, … ngày một nhanh hơn, nhưng khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau phải chăng cũng ngày một gần nhau hơn? … Cho nên đừng bao giờ từ bỏ những người mà chúng ta yêu thương nhé!


Hãy gửi câu chuyện này tới mỗi người bạn bạn đã từng tiếp xúc trong cuộc đời này, nhất định phải gửi trong vòng 96 tiếng đồng hồ đấy nhé!


Cách làm này khởi nguồn từ nước Anh, nó đã từng làm cho trái đất này đảo lộn cả chục lần, bây giờ vận may đang đến với bạn, nếu như bạn làm theo đúng yêu cầu, trong bốn ngày bạn sẽ gặp may mắn, không phải là chuyện đùa đâu nhé, bạn nhất định sẽ gặp may mắn đấy, bạn không cần phải gửi tiền, bởi vì vận mệnh là vô giá!


Bạn đừng giữ lại thông tin này, nhất định phải gửi đi trong vòng 96 tiếng đồng hồ.

Bạn hãy copy thành 20 bức và gửi đi, hãy chú ý xem trong vòng 4 ngày sẽ có chuyện gì xảy ra với bạn?

Bức thư này là do Anthony viết và do Vinilon gửi đi.

Vì bức thư này cần được copy lưu chuyển khắp hành tinh cho nên bạn nhất định phải copy gửi cho bạn bè mình, ít hôm sau sẽ xảy ra chuyện làm bạn vô cùng kinh ngạc đó, có thể bạn không tin, nhưng đây là chuyện có thật 100%.

Một bức thư vô cùng linh nghiệm


Hãy chú ý sự thực dưới đây!!!

Một người Philippin sau khi nhận được bức thư như thế này, anh ta đã không gửi nó đi, anh bị mất đi người vợ của mình, sau đó anh đã làm theo, và trước khi vợ chết anh ta kiếm được 7.775 vạn bảng Anh.


Năm 1987, Kostan. Ousi sau khi nhận được bức thư này, anh nhờ thư ký copy ra 20 bản và gửi đi, vài hôm sau anh này trúng xổ số 2.000.000 bảng Anh.


Một người trẻ tuổi nước Anh (), nhận được bức thư này nhưng anh ta quên mất là phải gửi nó đi trong vòng 96 tiếng, và anh đã bị mất việc, sau đó anh tìm lại bức thư, lập tức gửi đi 20 bản copy, ba ngày sau anh được nhận chức vụ cao cấp trong chính phủ, sau này anh trở thành nhân vật số một ở Anh.


Năm 1987 một phụ nữ Califorlia nhận được bức thư này, mặc dù bà đã quyết định gõ lại và gửi đi nhưng sau đó bà đã không làm như thế, sau đó bà gặp phải vô vàn những chuyện phức tạp, ví như phải trả rất nhiều tiền vào việc sửa xe, và bà đã in lại bức thư và gửi đi, ngay sau đó bà có được chiếc xe mới.


Hãy nhớ bạn không cần gửi tiền! và đừng không thèm để ý gì tới bức thư này! Đây là một bức thư tình yêu chuyền tay, trong bốn ngày bạn nhất định phải chuyển cho 20 người đấy nhé.

Sau 15 ngày, bạn sẽ gặp vận may! Từ năm 1877 tới nay chưa bao giờ sai.

Một bức thư vô cùng linh nghiệm


Phan Ngọc Lợi (Sưu Tầm)

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG TRÙM TÊN MIỀN

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG TRÙM TÊN MIỀN

Câu hỏi “xóc tận gáy” gửi lãnh đạo Ngân hàng 100.000 tỉ ở Việt Nam

 

Việc PVcombank đặt tên theo “sở thích”, theo quan điểm của những người làm maketting thì lại là khá lố bịch.

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG TRÙM TÊN MIỀN


 

Bài học của những thương hiệu lớn
Nếu ai đã biết tới vụ lùm xùm về domian của ông Nguyễn Trọng Khoa hẳn không thể quên 2 vụ khủng hoảng thương hiệu có liên quan đến ông Khoa. Vụ thứ nhất là vụ về tên miền legendeecoffee.com của Trung Nguyên và vụ thứ hai là tên miền erowindowsholding.com. Qua hai vụ việc trên, nó như là lời cảnh báo về vấn đề quản trị thương hiệu số của Việt Nam. Hiện nay, tình trạng này thực sự đáng báo động.

 
NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG TRÙM TÊN MIỀN 

Về lý thuyết quản trị thương hiệu, thương hiệu có giá trị cao hơn vốn và tài sản tới 70%. Coca Cola là một điển hình tiêu biểu về việc quản trị thương hiệu. Khi đưa ra bất kỳ content về sản phẩm, coke luôn luôn đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ bản quyền về giá trị sáng tạo.

Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy, trên các sản phẩm coke truyền thống cũng như trên những bao bì của sản phẩm đều có những biểu tượng rất rõ ràng. Biểu tượng én vàng được coke đăng ký độc quyền. Tại Việt Nam không có bất 1 brand nào dám dùng biểu tượng én vàng của coke.

Và ngay cả domian về content này vẫn được coke tổ chức bao vây tên miền. Có lẽ vì vậy mà chúng ta thấy cả 3 thương hiệu lớn như Starbucks, McDonald’s, Hieniken cộng lại cũng chưa bằng giá trị thương hiệu của coke, dù những thương hiệu này vẫn là những thương hiệu hàng đầu về quản trị thương hiệu.

Hay như trường hợp của facebook inc cũng là một ví dụ điển hình. Thương hiệu này đã phải chi gần 9 triệu USD cho domian fb.com dù họ đang thống lĩnh trên toàn thế giới với sản phẩm mạng xã hội facebook. Họ bỏ xa các thương hiệu đứng phía sau và mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất nhì thế giới. Nhưng không vì thế họ bỏ qua cơ hội bảo vệ thương hiệu của mình.

Nhắc tới giá trị thương hiệu vô hình thì 40% giá trị tích hợp nằm ở thương hiệu số, mỗi thời điểm ta nhận thấy chiến lược quảng bá thương hiệu là khác nhau. Với sự phát triển mạng internet trong những năm vừa qua, các thương hiệu lớn đã tìm cho mình hướng đi rõ ràng trong chiến lược số hoá thương hiệu của mình. Và nó giúp doanh nghiệp giảm được khá nhiều chi phí marketing nhưng hiệu quả của chiến lược quảng bá vẫn cao.

Nói không đi đôi với làm

PVcombank tuyên bố rằng những tên miền liên quan tới họ rất nhiều và họ đã đăng ký hết số tên miền có liên quan chính, còn lại họ không quan tâm. Nhưng tuyên bố này lại không đi đôi với hành động.  Tên miền vietnampublicbank.com đã bị người khác mua và PVcombank khẳng định là không liên quan đến mình, nhưng trên bảng quảng cáo của họ thì lại ghi rõ “Viet nam Public Bank” và “Ngân hàng không khoảng cách”. Điều này cũng đặt ra 1 câu hỏi lớn trong đầu nhiều người rằng đâu là tên chính thức và đâu là slogan của ngân hàng này?

Liệu PVcombank có dám chối bỏ tên Vietnampublicbank không phải là tên thương hiệu viết bằng tiếng Anh của họ hay không?

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG TRÙM TÊN MIỀN

Dùng tên miền bị đăng ký để lừa đảo, ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trong quá khứ ngành ngân hàng Việt Nam, có 1 số khách hàng nước ngoài đăng nhập theo tên gọi của 1 ngân hàng tại Việt Nam nhưng lại được chuyển về 1 trang web của 1 ngân hàng khác. Điều đáng nói là web được chuyển tới lại là 1 ngân hàng lớn của Việt Nam. Vậy có nên xem, đây là mối nguy hại cho ngân hàng PVcombank hay không khi chính tên miền vietnampublicbank.com là tên thương hiệu viết bằng tiếng anh của ngân hàng lại nằm trong tay 1 người khác? Và nếu tên miền này lọt vào tay 1 tổ chức hay 1 cá nhân nào đó có ý định lừa đảo hay phá hoại hệ thống ngân hàng sẽ như thế nào?

Và nếu, có cá nhân hay tổ chức nào đó mua lại và dùng tên miền để lừa đảo lấy thông tin khách hàng của PVcombank và chiếm đoạt tài sản của khách hàng PVcombank thì ai là người chịu trách nhiệm?

Những câu hỏi này có thể “xóc tận gáy”, nhưng lãnh đạo của ngân hàng 100.000 tỉ PVcombank vẫn sẽ phải trả lời khách hàng.

NGUYỄN TRỌNG KHOA ÔNG TRÙM TÊN MIỀN


Phan Ngọc Lợi Chia sẻ(Tri Thức Trẻ)

Template by:

Free Blog Templates